Trang chủ » Kính Ortho-K » Điều trị cận thị bằng kính áp tròng

Điều trị cận thị bằng kính áp tròng

Bởi Bác sỹ Gia đình
Đăng ngày: Cập nhật: 4 lượt xem
A+A-
Đặt lại

Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt, có nhiều phương pháp điều trị cận thị như: đeo kính gọng, đeo kính áp tròng mềm vào ban ngày, đeo kính áp tròng cứng, phẫu thuật khúc xạ,… bài viết này tôi sẽ giới thiệu đến các bạn phương pháp điều trị cận thị bằng kính áp tròng.

Trước đây có rất nhiều phương pháp điều trị cận thị như: đeo kính gọng, đeo kính áp tròng mềm vào ban ngày, đeo kính áp tròng cứng… Tuy nhiên, việc đeo kính gọng gây mất thẩm mỹ, vướng víu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc nhất là các hoạt động thể thao như bơi lội, đá banh, luyện võ… Kính sát tròng mềm đeo ban ngày sẽ tạo sự thoải mái hơn một phần so với kính gọng nhưng có thể dễ bị nhiễm khuẩn trong điều kiện môi trường ô nhiễm.

Lựa chọn Phẫu thuật khúc xạ có thể là phương pháp điều trị cận thị triệt để nhưng bệnh nhân phải trên 18 tuổi và độ khúc xạ ổn định mới có thể đáp ứng được.

Chính vì thế thế tốt nhất bạn nên không nên xem nhẹ việc kiểm tra mắt định kỳ để đảm bảo chắc chắn rằng mắt mình hoàn toàn khỏe mạnh.

Điều trị cận thị bằng kính áp tròng

Chính vì những lý do trên, phương pháp mới điều trị cận thị là đeo kính áp tròng thấm khí chỉnh hình giác mạc vào ban đêm (đeo lúc ngủ) giúp giảm thiểu hoặc loại bỏ sự phụ thuộc vào kính gọng hoặc kính áp tròng mềm đeo ban ngày. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ đeo kính áp tròng vào ban đêm giúp định hình lại giác mạc tạm thời để điều trị tật khúc xạ và đến khi thức dậy, tháo kính ra, bệnh nhân có thể hoàn toàn tự do tận hưởng cuộc sống của một đôi mắt bình thường. Mặt khác, phương pháp này có ưu điểm là làm chậm và có khả năng ngăn chặn cận thị tiến triển ở lứa tuổi thanh thiếu niên nếu so với đeo kính gọng. Hơn nữa, khi không muốn dùng phương pháp này nữa, ngưng đeo kính áp tròng, giác mạc sẽ trở về hình dạng ban đầu.

kính áp tròng lens ortho-k

Điều trị cận thị bằng kính áp tròng ortho-k

Hiện nay, kính áp tròng chỉnh hình giác mạc đã được sử dụng ở 56 quốc gia trên thế giới. Nhiều nước ở Châu Á cũng áp dụng phương pháp này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore, … riêng ở Việt Nam, kính áp tròng đã có mặt từ năm 2013. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tính hiệu quả và an toàn của phương pháp này, cũng như khả năng chậm tiến triển cận thị của nó.

Sử dụng kính áp tròng Ortho-K

Phương pháp Ortho-K có thể áp dụng cho cả trẻ em và người lớn. Kính áp tròng Ortho-K chỉ tác động trên vài micron của chiều dày giác mạc, giúp thay đổi tinh tế tạm thời hình dạng giác mạc trong 24 đến 72 giờ. Nhờ đó, bệnh nhân chỉ đeo kính áp tròng vào mỗi đêm 7 đến 9 giờ hoặc cách một hay hai đêm đeo 1 lần khi đi ngủ, bỏ kính ra lúc thức dậy và hoàn toàn tự do tận hưởng cuộc sống của một đôi mắt bình thường.

Phương pháp Ortho-K bắt đầu thực hiện từ năm 1960, kính áp tròng ngày càng được thiết kế hoàn thiện dần và đến 2002 kính áp tròng này đã được FDA công nhận là kính chỉnh hình giác mạc đeo ban đêm giúp bệnh nhân giải phóng kính gọng vào ban ngày.

Trên thị trường, hiện nay có rất nhiều thương hiệu kính áp tròng chỉnh hình giác mạc, trong đó có 2 loại kính áp tròng chỉnh hình giác mạc đang có tại Việt NamParagon CRTFargo. Phương pháp chỉnh hình giác mạc đã được FDA khuyến cáo sử dụng điều trị cận thị lên đến -6.0 diop để giảm cận thị và giảm loạn thị đến -1.75 diop. Ngoài ra kính áp tròng Fargo còn có thể được điều trị đến 10 độ cận.

Giá của kính áp tròng  Ortho-K

Về giá của kính áp tròng Ortho-K thì hiện nay chưa có công bố rộng mà chỉ có tính chất ước tính mà thôi.

Ortho-K

Thời gian điều trị:

Thời gian đeo kính áp tròng cần thiết cho quá trình điều trị là từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Thông thường, khoảng 90% bệnh nhân sẽ được thay đổi tầm nhìn trong tuần đầu tiên điều trị và thay đổi gần 100% sau 2 tuần điều trị. Tuy nhiên, một số mắt đòi hỏi thời gian điều trị dài hơn. Sau đó, vẫn phải tiếp tục đeo kính áp tròng chỉnh hình giác mạc thường xuyên để duy trì kết quả điều trị.

Việc thăm khám trước khi điều trị bao gồm khám khúc xạ, khám bản đồ giác mạc và khám toàn bộ mắt để loại trừ những trường hợp chống chỉ định.

Việc lắp đặt kính thì vô cùng đơn giản, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn tỉ mỉ cách tháo lắp và vệ sinh kính sát tròng. Sau đó bệnh nhân sẽ tự tháo lắp một cách dễ dàng.

Các bạn có thể xem video này để thấy việc tháo lắp kính vô cùng đơn giản nhé.

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn đồng ý với điều này, nhưng bạn có thể từ chối nếu muốn. Chấp nhận Đọc thêm