Trang chủ » Kiến Thức Mắt » Tầm quan trọng của việc khám mắt

Tầm quan trọng của việc khám mắt

Bởi Bác sỹ Gia đình
Đăng ngày: Cập nhật: 10 lượt xem
A+A-
Đặt lại

Thị lực thường bị giảm sút rất nhanh nếu bạn mắc các vấn đề về mắt vì thế tốt nhất bạn nên kiểm tra mắt định kỳ để đảm bảo chắc chắn rằng mắt mình hoàn toàn khỏe mạnh. Chính vì thị lực là giác quan quan trọng và giá trị nhất mà chúng ta có nên bạn cần phải tìm hiểu về một số vấn đề chính như sau.

Tầm quan trọng khám mắt định kỳ

Rất nhiều bệnh về mắt thường không có triệu chứng cụ thể vì thế nếu không đi khám sẽ không phát hiện được. Một số bệnh như tăng nhãn áp có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời, nếu không khám mắt định kỳ để khám bệnh bạn có thể gắn bó với căn bệnh đó cả đời.

Khám mắt định kỳ phát hiện sớm các bệnh về mắt

Khám mắt định kỳ giúp cho bạn phát hiện sớm các bệnh về mắt

Kiểm tra mắt để đảm bảo chắc chắn rằng bạn sử dụng đúng loại kính. Ngoài ra, khám mắt định kỳ có thể giúp phát hiện ra những bệnh khác như đái tháo đường.

Người già nên thường xuyên khám mắt định kỳ

Người già nên thường xuyên khám mắt định kỳ để phát hiện sớm bệnh thoái hóa điểm vàng

Quy trình khám mắt như thế nào?

Khám mắt định kỳ được tiến hành an toàn và không gây đau đớn. Bác sỹ sẽ thực hiện các thao tác cơ bản để tầm soát dấu hiệu bệnh. Các bộ phận của mắt như kết mạc, củng mạc, giác mạc và tròng đen mắt cũng sẽ được kiểm tra để phát hiện các dấu hiệu bệnh của mắt.

Quá trình kiểm tra mắt bao gồm:

  • Kiểm tra thị lực
  • Đánh giá sự phản xạ của đồng tử (con ngươi)
  • Kiểm tra thị lực ngoại biên
  • Kiểm tra mặt trước của mắt bằng cách sử dụng kính hiển vi
  • Kiểm tra nhãn áp
  • Kiếm tra đáy mắt

Nên thường xuyên khám mắt như thế nào?

Trẻ em (dưới 3 tuổi): Với trẻ dưới 3 tuổi, cha mẹ nên kiểm tra tật mắt lé (lác mắt), nhược thị, cận thị bẩm sinh.

Tuổi vị thành niên: Nên kiểm tra mắt toàn diện nếu trong gia đình có tiền sử bị bệnh các bệnh về mắt hoặc bạn đang bị chấn thương ở mắt.

Người từ 40 tuổi trở lên: Một số bệnh lý thường xuất hiện ở tuổi già. Càng nhiều tuổi, nguy cơ càng cao. Hãy tìm kiếm các triệu chứng thường gặp như thị lực giảm hoặc đau mắt, chấm đen lơ lửng hay các tia lóe sáng trước thị lực, các đường móp méo, khô mắt, ngứa và rát. Người lớn nên vạch rõ kế hoạch cho việc kiểm tra mắt khi ở tuổi 40. Bác sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn cho bạn biết bao lâu bạn cần phải tới tái khám.

Người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp: Với những người mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, tiền sử gia đình bị bệnh về mắt như tăng nhãn áp hoặc bạn đang phải dùng thuốc chỉ định mà có phản ứng phụ ảnh hưởng đến mắt thì bạn nên gặp bác sỹ chuyên khoa mắt thường xuyên hơn. Hãy hỏi bác sỹ bao lâu bạn phải trở lại để tái khám.

Với những người có nguy cơ cao mắc bệnh về mắt
Nếu bạn đang mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, tiền sử gia định bị bệnh về mắt như tăng nhãn áp, hoặc bạn đang phải dùng thuốc chỉ định mà có phản ứng phụ ảnh hưởng đến mắt, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa mắt thường xuyên hơn. Hãy hỏi bác sĩ bao lâu bạn phải trở lại để tái khám.

Xem thêm bài viết: Điều trị cận thị bằng kính áp tròng

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn đồng ý với điều này, nhưng bạn có thể từ chối nếu muốn. Chấp nhận Đọc thêm